Bệnh sùi mào gà ở miệng, ở lưỡi chữa trị như thế nào? có nguy hiểm không?

Lượt xem: 7041
Đánh giá: 
Bệnh sùi mào gà ở miệng, ở lưỡi chữa trị như thế nào? có nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  114 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Có nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sùi mào gà chỉ thấy ở bộ phận sinh dục mà không hề biết rằng bệnh mồng gà hoàn toàn có thể xảy ra ở miệng. Chính vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà ở miệng nhiều người bệnh sẽ có những thắc mắc như bệnh sùi mào gà ở miệng, ở lưỡi chữa trị như thế nào? có nguy hiểm không?. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện sùi mào gà ở miệng cũng có những biểu hiện điển hình của bệnh sùi mào gà đó là xuất hiện những mảng mụn sùi có hình dạng như mào gà. Sau khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng 2 đến 9 tháng, ban đầu tại khoang miệng, lưỡi của người bệnh sẽ xuất hiện một vài mụn nhỏ có kích thước khoảng 1 – 2 mm, màu đỏ hoặc màu trắng, không gây ngứa cũng không gây đau.

Sau đó những mụn nhỏ này sẽ ngày càng lan rộng và có xu hướng liên kết với nhau thành những mảng mụn sùi to. Đặc điểm của những mảng mụn sùi mào gà đó là kích thước to vài cm, hình dạng giống hoa súp lơ, bề mặt mềm và mủn ra, khi ấn tay vào sẽ có mủ chảy ra. Đặc biệt do miệng của chúng ta luôn ở trong tình trạng ẩm ướt vì thế mụn sùi mào gà sẽ phát triển to và nhanh hơn rất nhiều.

Ngoài biểu hiện đặc trưng ở trên, người bị sùi mào gà ở miệng lưỡi sẽ gặp phải những biểu hiện đi kèm như: lưỡi đau rát và tê, hàm bị sưng tấy, cổ họng bị đau nhức khó chịu, thường xuyên bị ho khàn, đôi khi có thể bị ho ra máu. Một số trường hợp khác miệng người bệnh còn có mùi hôi thối khi để bệnh phát triển đến giai đoạn nặng.

Bệnh sùi mào gà ở miệng lây nhiễm bằng cách nào?

Quan hệ tình dục bằng đường miệng: Quan hệ tình dục bằng đường miệng là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng chiếm tỷ lệ nhiều trong những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà miệng. Khi bạn quan hệ bằng đường miệng với người bị bệnh sùi mào virus HPV có thể theo dịch tiết tại bộ phận sinh dục xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt nguy cơ sẽ cao hơn khi miệng của bạn có những vết thương hở hoặc những vết xước nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng

Sử dụng vật dụng cá nhân chung: sử dụng những dụng cụ vệ sinh răng miệng như bàn chải đánh răng, khăn mặt…của người bệnh cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh sùi mào gà. Vì virus HPV có thể lưu lại trên những vật dụng này khi người bệnh sử dụng và nếu có cơ hội thích hợp chúng sẽ xâm nhập vào miệng của người khỏe mạnh và gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi, cổ họng và miệng

Ngoài ra, hành động hôn môi cũng có khả năng cao khiến bạn bị lây nhiễm bệnh. Do khi hôn môi rất khó kiểm soát cảm xúc dẫn đến hình thành những vết xước nhẹ ở môi hoặc khoang miệng, từ đó virus HPV có thể xâm nhập và gây bệnh.

Sùi mào gà ở miệng lưỡi có nguy hiểm không?

Nói về mức độ nguy hiểm của bệnh sùi mào gà ở miệng, bác sĩ phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ “bệnh sùi mào gà ở miệng cũng nguy hiểm không kém gì bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục hay các bộ phận khác. Mức độ nặng người bệnh có thể phải chịu nếu không điều trị đó là ung thư vòng họng. Chính vì vậy, chúng tôi luôn khuyến khích người bệnh hãy đi thăm khám ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở miệng.”

Những ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà ở cổ họng, miệng, lưỡi có thể xảy đến người bệnh:

Về mặt tâm lý: Mụn sùi mào gà mọc dày đặc trong miệng, môi của người bệnh gây cảm giác ghê sợ khi nhìn vào, thậm chí khi chúng tiết dịch liên tục có thể khiến miêng phát ra mùi hôi thối khiến người bệnh trở nên e ngại không muốn giao tiếp với người khác. Lâu dần đây sẽ là trở ngại tâm lý rất nguy hiểm gây ra những ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và đời sống tình dục của người bệnh.

Về mặt sinh hoạt: Hoạt động ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi khi người bệnh ăn uống hoặc dùng vệ sinh răng miệng sẽ rất dễ khiến những mụn sùi bị vỡ ra, chảy máu và gây đau đớn. Thậm chí, khi mụn sùi mào gà lan rộng vào vòm họng còn gây khó khăn khi ăn uống. Người bệnh sẽ nảy sinh tâm lý e ngại mỗi khi ăn uống khiến cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi.

Về mặt sức khỏe: Những ảnh hưởng về mặt sức khỏe có thể kể đến là tình trạng miệng bị nhiễm trùng dẫn đến sang chấn khoang miệng. Nguy hiểm hơn cả đó là nguy cơ người bệnh bị ung thư vòng họng khi nhiễm virus HPV tuýp 11 hoặc 16. Ung thư vòm họng tiến triển cực kỳ nhanh nếu không có biện pháp can thiệp sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng

Một số phương pháp có thể áp dụng để chữa bệnh sùi mào gà ở miệng được các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chỉ ra cùng một số ưu nhược điểm như sau:

Điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng như thế nào

Điều trị bằng thuốc

Đây là cách điều trị sùi mào gà ở miệng khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, tức là khi những mụn sùi mào gà chưa liên kết với nhau thành những mảng mụn sùi to. Thuốc chữa bệnh sùi mào gà ở miệng sẽ kết hợp hai dạng là thuốc uống và thuốc bôi để cho hiệu quả điều trị cao hơn.

Ưu điểm của phương pháp này đó là hiệu quả được đánh giá là khá cao và chi phí điều trị bệnh khá rẻ, tiết kiệm thời gian của người bệnh. Nhược điểm của phương pháp này đó là thường khu vực miệng luôn ẩm ướt dẫn đến hiệu quả khi sử dụng thuốc bôi không đạt được hiệu quả cao. Điều trị bằng phương pháp này thường có nguy cơ tái phát bệnh cao.

Điều trị bằng phương pháp đốt

Đốt lạnh, đốt điện, đốt laser là những phương pháp đốt sùi mào gà ở miệng được áp dụng khi tình trạng bệnh đã ở mức độ nặng, phương pháp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị cao. Những phương pháp đốt sùi mào gà ở miệng sẽ được bác sĩ áp dụng sau khi tiến hành kiểm tra, xét nghiệm kỹ càng.

Ưu điểm dễ dàng nhận thấy của những phương pháp đốt sùi mào gà ở miệng đó là hiệu quả điều trị nhanh chóng, các mụn sùi sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau một vài lần đốt. Tuy nhiên phương pháp đốt này thường gây đau đớn cho người bệnh, đặc biệt do niêm mạc trong khoang miệng rất mỏng do đó khi áp dụng các phương pháp đốt dễ gây đau đớn và chảy máu. Và cũng giống như phương pháp điều trị bằng thuốc, các phương pháp đốt này cũng không thể chữa bệnh triệt để.

Điều trị bằng phương pháp dao LEEP

Trong tất cả các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng thì đây là phương pháp cho hiệu quả điều trị cao và được các chuyên gia đánh giá cao . Do phương pháp này áp dụng kỹ thuật dao LEEP và lợi dụng dòng nhiệt điện đường có định hướng tấn công trực tiếp những ổ bệnh vì thế người bệnh sẽ không bị đau đớn và không để sót mầm bệnh hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.

Phương pháp này hiện nay đang được phòng khám đa khoa Hưng Thịnh áp dụng rất thành công trong điều trị bệnh sùi mào gà và giúp cho nhiều người bệnh thoát khỏi căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

>>> Đốt điện sùi mào gà bao nhiêu tiền?

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở miệng

phòng bệnh sùi mào gà

- Hạn chế quan hệ tình dục bằng đường miệng, tuyệt đối không quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh hoặc có những dấu hiệu bị bệnh sùi mào gà.

- Những dụng cụ vệ sinh răng miệng, khăn mặt, khăn tắm nên được dùng riêng rẽ.

- Không tiếp xúc với những vết thương hở của người bệnh.

- Khi có những dấu hiệu lạ cần nhanh chóng đến các phòng khám bệnh xã hội uy tín để thăm khám ngay.

Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà ở miệng, ở lưỡi chữa trị như thế nào? có nguy hiểm không? Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0977.355.050 để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi. Hoặc bạn qua phòng khám tại địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội () để sớm được thăm khám và kịp thời khắc phục nhé!

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?