- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
-
Cập nhật lần cuối: 15-03-2018 09:47:47
-
Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Bệnh có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư nên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến thành ung thư và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Sau đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ một số thông tin tổng hợp về bệnh sùi mào gà gồm có nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà, triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới cũng như cách điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả để bạn cùng tham khảo.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà hay còn được gọi là bệnh mồng gà, là một trong những bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và các tiếp xúc thân mật khác. Bệnh được gây ra bởi virus có tên: Human Papilloma virus (HPV). Đây là chủng virus có hơn 200 loại khác nhau. Trong đó, có một số loại ký sinh trong cơ thể người và gây ra tình trạng tăng sinh tế bào biểu mô tại cơ quan sinh dục.
HVP có sức phát triển chậm, nhưng tồn tại lâu dài trong cơ thể người. Nên từ sau khi bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ 2 – 9 tháng, người bệnh sẽ có những triệu chứng đầu tiên.
Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc… Tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở người trẻ tuổi. Do đây là những người có đời sống tình dục phức tạp, nhưng khá bồng bột, ít để tâm tới những thông tin về bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Ngoài ra, những người hành nghề mại dâm là đối tượng rất dễ mắc bệnh sùi mào gà.
Các nghiên cứu gần đây của chuyên gia cho thấy: Bệnh mồng gà có mối liên hệ khá mật thiết với việc hình thành của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh được gây ra bởi HPV tuýp 16 và tuýp 18 thì nguy cơ bệnh nhân có thể bị ung thư là rất cao. Chính vì vậy, khi mắc bệnh mào gà, người bệnh nên chủ động đi khám và có những phương pháp điều trị phù hợp để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà
Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, vị trí xuất hiện các nốt sùi mào gà ở bệnh nhân không chỉ tại bộ phận sinh dục, mà còn những cơ quan khác như: Mắt, miệng, hậu môn… Ngoài ra, trong một số bệnh nhân còn xuất hiện các nốt sùi khô tại tay, chân…
Ban đầu, bệnh sùi mào gà thường diễn ra âm thầm với các triệu chứng không rõ rệt, nên bệnh nhân chủ yếu chỉ phát hiện ra bệnh sùi mào gà khi các triệu chứng đã bộc phát nặng nề.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới
Triệu chứng của sùi mào gà ở nam giới ban đầu sẽ thấy tại dương vật, bao quy đầu, quy đầu, hoặc bìu bẹn xuất hiện các nốt mụn nhỏ ti li. Chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng từ 1 – 2mm. Nếu quan sát, bạn sẽ thấy chúng có màu hồng nhạt và khá giống với các nốt mụn cơm, mụn cóc.
Xuất hiện tại bộ phận sinh dục lại thường xuyên tiết dịch nên chúng khá ẩm ướt. Tuy nhiên, sùi mào gà không gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.
Sau một thời gian, những nốt sùi này sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng kích thước thành những nốt sùi lớn trông khá giống với súp lơ hoặc hoa mào gà.
Mặc dù bản chất của các nốt sùi mào gà là không gây đau đớn, ngứa ngáy cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vì chúng liên tục tiết dịch gây ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm ký sinh tại vùng kín phát triển và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Khi các nốt sùi có kích thước lớn, sử dụng tay ấn vào bạn sẽ thấy chúng có dịch mủ trắng tiết ra và có mùi hôi thối khá khó chịu.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, bộ phận sinh dục của nữ giới thường phức tạp, nhiều ngõ ngách, nên việc phát hiện và điều trị bệnh sùi mào gà khó khăn hơn nhiều so với nam giới. Một số triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở phụ nữ có thể thấy đó là:
- Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 2 – 9 tháng, nữ giới sẽ thấy xuất hiện các nốt sùi mào gà tại môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, quanh lỗ hậu môn, cổ tử cung….
- Những u mềm này ban đầu có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1- 2 mm. Chúng có màu hồng hoặc trắng nhạt, khá mềm và tiết dịch ẩm ướt.
- Sau một thời gian, các u nhú này phát triển thành những tổn thương có kích thước lớn, hoặc tập chung lại thành các đám như súp lơ hoặc mào gà. Chúng tiết dịch gây ẩm ướt tại bộ phận sinh dục. Mặc dù bản thân chúng không gây ra các kích thích tại bộ phận sinh dục, khiến nữ giới ngứa ngáy. Tuy nhiên, vì các nốt sùi này liên tục tiết dịch khiến các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng có môi trường để phát triển và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Ngoài ra, vì niêm mạc của những nốt sùi mào gà này rất mỏng và dễ bị tổn thương, trầy xước. Vì vậy đôi khi nữ giới sẽ gặp phải hiện tượng chảy máu tại âm đạo. Bệnh nhân còn có những biểu hiện như sau: Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, nổi hạch tại bẹn gây đau đớn. Suy giảm ham muốn tình dục…. Và các nốt sùi mào gà còn xuất hiện tại miệng, hậu môn, tại mắt.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
1. Quan hệ tình dục không lành mạnh
Một trong những nguyên nhân bị sùi mào gà là do quan hệ tình dục. Theo các chuyên gia, virus gây bệnh sùi mào gà ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục. Khi có quan hệ tình dục, sự cọ sát giữa hai bộ phận sinh dục có thể tạo ra các vết xước. Từ đó, virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh sùi mào gà.
Những người có quan hệ tình dục với quá nhiều người đối tượng rất dễ mắc bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, quan hệ tình dục với người có lịch sử tình dục phức tạp và nhiễm bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sủi mào gà của bạn.
Không chỉ quan hệ tình dục qua bộ phận sinh dục, mà quan hệ qua hậu môn, qua đường miệng bệnh nhân đều có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
2. Lây qua vết thương hở
HPV có thể xâm nhập từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường tại vết thương hở ở bộ phận sinh dục, mắt, miệng, hậu môn.
Chính vì vậy, những bệnh nhân mắc sùi mào gà khi bị tổn thương, nên chú ý tới việc xử lý vết thương một cách cẩn thận và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở của người khác khi chưa có đồ bảo hộ.
3. Lây qua vật dụng cá nhân
Sau khi ra khỏi cơ thể, HPV gặp điều kiện thuận lợi có thể tồn tại trong thời gian khá dài và đủ để lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với những vật dụng chung gian.
Theo các chuyên gia, những người có thói quen mặc chung quần áo, tái sử dụng quần áo từ người khác, dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu, nhà vệ sinh có thể bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ người bệnh.
4. Lây từ mẹ sang con
Các mẹ mắc bệnh sùi mào gà thường được khuyến khích là nên điều trị triệt để bệnh trước khi có ý định mang thai và sinh con. Nguyên nhân là: Virus HPV gây bệnh sùi mào gà thường ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục như: Âm đạo, cổ tử cung…
Trong quá trình sinh nở, thai nhi khi đi qua bộ phận sinh dục của người mẹ có thể bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ người mẹ của mình.
Trẻ em bị mắc sùi mào gà bẩm sinh thường rất nguy hiểm và chúng thường gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe của bé.
Tác hại của bệnh sùi mào gà
Gây bệnh ung thư
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh sùi mào gà là bệnh lý có mối liên hệ khá mật thiết với việc phát sinh các tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân. Trong đó:
HPV tuýp 18 và HPV tuýp 45 là hai loại virus có khả năng gây ra hiện tượng ung thư ở các tế bào tuyến.
HPV tuýp 16, 32, 51, 52 và 58 lại chủ yếu gây bệnh ung thư tại những tế bào biểu bì như: Tại phần da, niêm mạc và bán niêm mạc.
Đặc biệt, HPV tuýp 16 và 18 là hai chủng HPV gây bệnh sùi mào gà có tỷ lệ người mắc phải rất cao. Nếu không được điều trị có thể chuyển biến thành ung thư.
Liệu "Nên hay không nên mang thai khi bị bệnh sùi mào gà"?
Bệnh ung thư do sùi mào gà ở nữ giới thường gặp như: Ung thư âm hộ, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…
Ở nam giới mắc bệnh sùi mào gà thường đối diện với nguy cơ bị ung thư dương vật.
Theo các chuyên gia, khi có những triệu chứng bệnh sùi mào gà, bệnh nhân nên tới ngay các phòng khám bệnh xã hội để được khám và điều trị theo những phương pháp phù hợp . Tránh tình trạng điều trị không tới nơi, tới chốn, hoặc theo những phương pháp không phù hợp làm bệnh phát triển nhanh và dễ dẫn tới ung thư.
Ung thư do sùi mào gà gây ra không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, khả năng sinh sản, mà còn tính mạng bệnh nhân.
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục kèm theo
Một trong những tình trạng phổ biến mà hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà đều có nguy cơ đối mặt đó là tình trạng mắc các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, kèm theo các bệnh nhiễm trùng tại bộ phận sinh dục.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà. Mặc dù các nốt sùi không phải là nguyên nhân dẫn tới tổn thương, viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục của người bệnh. Tuy nhiên, việc chúng liên tục tiết dịch gây mùi hôi và ẩm ướt tại bộ phận sinh dục sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn ký sinh tại âm đạo, âm hộ và cổ tử cung có điều kiện để phát triển và gây viêm nhiễm. Từ đó, bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm kèm theo.
Điển hình: Ở nữ giới mắc bệnh sùi mào thường dễ bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
Nam giới mắc bệnh sùi mào gà dễ bị viêm quy đầu, viêm bao quy đầu.
Ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống
Những hình ảnh đáng sợ của bệnh sùi mào gà tại cơ quan sinh dục, mắt, môi, hậu môn luôn khiến cho bệnh nhân cảm thấy ghê sợ, ngại giao tiếp với bạn đời và những người xung quanh. Từ đó, tâm lý chung của những người mắc bệnh sùi mào gà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà cũng không thoải mái. Do bệnh nhân luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, lại cộng thêm với sự xuất hiện của các nốt sùi mào gà gây vướng víu, khó chịu.
Lây từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, thông qua con đường sinh thường. Trẻ mắc bệnh sùi mào gà bẩm sinh thường khó điều trị hơn so với người lớn và có thể sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người mẹ mắc bệnh sùi mào gà nên lựa chọn phương pháp sinh mổ để sinh con.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh sùi mào gà được áp dụng tại nhiều phòng khám bệnh xã hội khác nhau, trong đó có những phương pháp điển hình như: Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc, chữa bệnh sùi mào gà bằng phương pháp đốt laser và chữa bệnh sùi mào gà bằng phương pháp dao LEEP.
Tham khảo thêm: Chữa sùi mào gà ở đâu tại Hà Nội?
Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc
Theo các chuyên gia phòng khám bệnh xã hội, hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà. Các loại thuốc chữa bệnh chủ yếu có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh và làm rụng nốt sùi.
Hình thức sử dụng thuốc chữa sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi, bôi trực tiếp lên các nốt sùi mào gà.
Nguyên tắc điều trị của các loại thuốc này như sau:
- Chỉ sử dụng cho những nốt sùi bên ngoài như: Nốt sùi tại âm hộ ở nữ giới và dương vật của nam giới. Những nốt sùi sâu bên trong cổ tử cung, nốt sùi tại miệng, tại ống hậu môn không thể sử dụng được.
- Trong những ngày đầu, bạn chỉ được bôi một lượng thuốc rất nhỏ và cần chú ý quan sát để phát hiện một số tác dụng phụ. Nếu phản ứng của cơ thể quá mạnh, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và tới ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Trước khi bôi thuốc chữa bệnh sùi mào gà cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể, là vùng da xuất hiện các nốt sùi để tăng hiệu quả hấp thu và chữa trị của thuốc.
- Thuốc bôi sùi mào gà chỉ có tác dụng làm rụng nốt sùi mào gà. Không có ý nghĩa trong việc tiêu diệt tận gốc virus gây bệnh. Chính vì vậy, sau một thời gian điều trị, các nốt sùi mào gà có thể tái phát.
Chữa bệnh sùi mào gà bằng phương pháp đốt laser
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp lase thực chất là chiếu trực tiếp tia laser vào các nốt sùi, nhằm phá hủy tế bào u nhú khiến cho chúng rụng xuống và không thể phát triển thêm nữa.
Sử dụng tia laser trong chữa trị bệnh sùi mào gà là phương pháp được áp dụng từ khá lâu và đem tới hiệu quả tương đối tích cực.
Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân phản hồi với chúng tôi là: Khi đốt sùi bằng tia laser, họ thường có cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, sau một thời gian điều trị, các nốt sùi vẫn có thể mọc lên tại những vị trí khác khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và phiền lòng.
Chữa trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp dao LEEP
dao LEEP là một trong những liệu pháp y học hiện đại hiện nay trong việc trị bệnh sùi mào gà. Liệu pháp này là sự kết hợp giữa quá trình điều trị với thúc đẩy khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc chữa trị triệt để bệnh sùi mào gà.
Nguyên lý của phương pháp này như sau:
- Xác định chính xác phần tổn thương, viêm nhiễm do sùi mào gà gây ra
- Sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm loại bỏ các u sùi, phá vỡ cấu trúc tế bào của HPV nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
- Tiến hành chữa trị cho cả những vùng da được xác định có mối liên hệ với các nốt sùi mào gà với mục đích ngăn ngừa bệnh lan rộng.
- Sử dụng các loại thuốc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nhằm góp phần điều trị hiệu quả bệnh sùi mào gà.
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân khi sử dụng phương pháp dao LEEP đã tỏ ra hài lòng với hiệu quả đạt được. Các chuyên gia cũng đánh giá, đây là một trong những tiến bộ vượt trội của y học hiện đại, có ý nghĩa trong việc điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà ở nhiều bệnh nhân.
Một số hình ảnh bệnh sùi mào gà
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nam giới
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở mắt
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở miệng
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở hậu môn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà được chia sẻ bởi các chuyên gia phòng khám đa khoa. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bệnh nhân nhận biết được mức độ nguy hiểm của bệnh và những định hướng điều trị phù hợp . Nếu bạn còn thắc mắc, hãy chia sẻ với chúng tôi theo số điện thoại: 0977.355.050 để được tư vấn bởi các chuyên gia. Hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội () để được khám và điều trị bệnh sớm.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Những cách điều trị sùi mào gà tại nhà hiệu quả
Những cách điều trị sùi mào gà tại nhà là quan tâm của nhiều bệnh nhân. Nếu so sánh với những bệnh xã hội khác thì sùi mào gà là bệnh không quá phức tạp và có thể chữa khỏi...Xem chi tiết
-
Có nên chữa sùi mào gà bằng lá trầu không, tía tô không?
Có nên chữa sùi mào gà bằng trầu không, tía tô không? Cách chữa này có thể mang lại những hiệu quả tạm thời nhưng hiệu quả lâu dài thì không thể đảm bảo. Hỏi: Em chào các bác sĩ, em trót...Xem chi tiết
-
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trong suy nghĩ của rất nhiều người bệnh sùi mào gà không thể xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên theo khẳng định từ các chuyên gia bệnh xã hội đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bệnh sùi mào gà có...Xem chi tiết
-
Bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không?
Đốt sùi mào gà là giải pháp được sử dụng cho những bệnh nhân mắc sùi mào gà ở thể nặng, vùng sùi đã phát triển lan rộng và có những biến chứng định xảy ra. Đốt sùi mào gà cho...Xem chi tiết
-
Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi hẳn được không?
Hỏi: Xin chào bác sĩ, 2 tháng trước tôi mới phát hiện mình bị bệnh sùi mào gà và có mua thuốc bôi ngoài hiệu thuốc gần nhà sử dụng. Ban đầu những dấu hiệu bệnh cũng hết nhưng chỉ một...Xem chi tiết
-
Bệnh sùi mào gà ở miệng, ở lưỡi chữa trị như thế nào? có nguy hiểm không?
Mục Lục Biểu hiện Cách lây nhiễm Tác hại Chữa trị Cách phòng bệnh Có nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sùi mào gà chỉ thấy ở bộ phận sinh dục mà không...Xem chi tiết