Bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không?

Lượt xem: 7533
Đánh giá: 
Bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không?
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  116 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Đốt sùi mào gà là giải pháp được sử dụng cho những bệnh nhân mắc sùi mào gà ở thể nặng, vùng sùi đã phát triển lan rộng và có những biến chứng định xảy ra. Đốt sùi mào gà cho hiệu quả nhanh, mạnh nhưng lại có những khuyết điểm như: dễ gây đau và chảy máu cho bệnh nhân, vùng sùi sau đốt lâu lành lại, khả năng viêm nhiễm vùng sùi sau đốt cao, hay tái phát bệnh sau điều trị. Vì những nhược điểm này mà bác sĩ phải cân nhắc rất kỹ khi quyết định sử dụng phương pháp đốt sùi mào gà cho bệnh nhân. Việc bị chảy máu sau đốt sùi mào gà có sao không? cũng là một trong những vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Giải đáp thắc mắc này, chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh xin chia sẻ một số thông tin sau đây.

Đốt sùi mào gà bị chảy máu có sao không

Bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà có sao không?

Đốt sùi mào gà được sử dụng khá phổ biến ở nhiều cơ sở y tế, thường được chỉ định với những bệnh nhân đã mắc sùi mào gà ở thể nặng. Đốt sùi mào gà có nhiều phương pháp đó là: Đốt sùi mào gà bằng tia lazer, đốt điện, áp lạnh bằng ni- tơ lỏng. Những phương pháp này đòi hỏi tay nghề cao từ phía các bác sĩ thực hiện. Cụ thể những phương pháp đốt sùi mào gà này như sau:

- Đốt điện sùi mào gà: Ưu điểm của phương pháp này đó là đơn giản, hiệu quả thấy rõ, trực tiếp loại bỏ những thể sùi khô, điều trị khá triệt để. Nhược điểm đó là vung da tổn thương lâu lành, lâu phục hồi, đòi hỏi tay nghề cao của bác sỹ.

- Đốt sùi mào gà bằng tia lazer: Ưu điểm  là loại bỏ u sùi trên da, bệnh khó tái phát. Tuy nhiên, bề mặt sùi phục hồi chậm, dễ bị viêm nhiễm. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có sùi to, độc lập. Cần lưu ý, tránh đốt ở phần dây hãm bao quy đầu để phòng tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của đàn ông.

- Đốt lạnh bằng ni- tơ lỏng: Dùng ni- tơ lỏng hoặc cacbondioxit làm đông lạnh các tế bào da bị tổn thương, vùng da tổn thương bị phù nề và chết đi. Sau đó lớp vảy sẽ hình thành và rơi ra. Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp đốt ni- tơ lỏng ưu điểm là không để lại sẹo, đảm bảo mỹ quan cho bệnh nhân, khả năng chữa khỏi bệnh cao. Nhược điểm của phương pháp này là gây đau và chảy máu cho bệnh nhân.

Bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà - bạn không nên quá lo lắng

Như việc phân tích ở trên thì các phương pháp đốt sùi mào gà đều có chung một đặc điểm đó là gây đau và chảy máu. Vì thế, bệnh nhân sau đốt sùi mào gà bị chảy máu là điều dễ hiểu, bạn không nên quá lo lắng, chắc chắn điều này đã được các bác sĩ phổ biến trước khi bước vào điều trị.

Việc bạn cần làm khi thấy bị chảy máu sau khi đốt sùi mào gà đó là theo dõi vùng sùi được điều trị. Nếu chỉ bị chảy ít máu, kèm theo hiện tượng đau rát vùng sùi mới đốt thì bạn có thể yên tâm vì đây là hiệu ứng sau đốt sùi mà bệnh nhân nào cũng gặp phải, sau vài ngày hiện tượng này sẽ đỡ dần đi và hoàn toàn biến mất. Còn nếu thấy sau đốt vùng sùi chảy nhiều máu, sưng tấy, đau rát nặng thì bạn nên báo bác sĩ hoặc đến bệnh viện tái khám trực tiếp nhằm biết được tình hình và có hướng khắc phục.

Một số điều lưu ý sau khi đốt sùi mào gà mà bạn cần nhớ đó là:

- Vệ sinh sạch sẽ vùng sùi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chú ý giữ vùng sùi khô thoáng

- Mặc đồ thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng điều trị sẽ rất dễ gây tổn thương và nhiễm trùng

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung các loại thịt đỏ, rau xanh, sữa, trái cây để vết thương nhanh lành và giúp cơ thể phục hồi tốt sau điều trị

- Không nên làm việc nặng hoặc vận động mạnh khi vùng sùi chưa hoàn toàn bình phục

- Không có quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành hẳn

- Tái khám theo lịch của bác sĩ để biết được tình hình sức khỏe của bản thân.

Đốt sùi mào gà là phương pháp cho hiệu quả nhanh khi điều trị bệnh tuy nhiên lại tồn tại nhiều nhược điểm. Đây là phương pháp được chỉ định bởi các bác sĩ có tay nghề, hạn chế đốt sùi với đối tượng trẻ nhỏ. Sau khi đốt sùi mào gà, bạn cần chú ý theo dõi vùng sùi và thăm khám đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt .

Trên đây là những giải đáp của các bác sĩ dành cho thắc mắc "Bị chảy máu khi bị đốt sùi mào gà có sao không?". Hi vọng với những thông tin này các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về phương pháp đốt sùi mào gà. Để nhận được những tư vấn nhanh từ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo những thông tin bên dưới. Hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội () để được thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng.

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?