Chậm kinh bao lâu thì thử thai chính xác

Lượt xem: 244578
Đánh giá: 
Chậm kinh bao lâu thì thử thai chính xác
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  170 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Chào bác sĩ.

Em năm nay 25 tuổi. Em bị chậm kinh đã được 7 ngày và trước đó có quan hệ tình dục. Vậy, bác sĩ có thể cho em biết chậm kinh bao nhiêu ngày thì thử thai chính xác ? Ngoài việc chậm kinh thì khi mang thai còn có những dấu hiệu gì? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn bác sĩ (P. Linh - Hà Nội).

Bài viết có thể bạn quan tâm
Bị chậm kinh  nguyệt có phải do thuốc tránh thai không?
Chậm kinh 2 ngày  có sao không?

cham-kinh-bao-nhieu-ngay-thi-thu-thai-chinh-xac

Phương Linh thân mến! Rất vui vì bạn đã gửi câu hỏi đến cho các bác sĩ phòng khám phụ khoa. Sau đây là phần giải đáp cho những thắc mắc của bạn.

Mang thai có rất nhiều dấu hiệu kèm theo nhưng chậm kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận biết có khả năng mang thai. Tuy nhiên, về vấn đề chậm kinh bao nhiều ngày thì thử thai được chính xác thì vẫn có rất nhiều chị em phụ nữ còn băn khoăn.

Thử thai bằng que là biện pháp dùng que thử thai để xác định lượng HCG trong nước tiểu. Khi kết quả này là dương tính (tức là lượng HCG từ mức 25 IU/l) thì chứng tỏ bạn đã mang thai.

Theo các bác sĩ phụ khoa ngày rụng trứng thường cách ngày có kinh nguyệt khoảng 14 ngày. Trong thời gian rụng trứng thì chị em phụ nữ dễ thụ thai . Sau 7 ngày kể từ lúc thụ thai thì phôi đã làm tổ, khi đó lượng bêta HCG tăng lên rất nhanh và chị em phụ nữ có thể phát hiện được sau 9 ngày thụ thai. Lượng HCG cứ 3 ngày lại tăng lên gấp đôi và khoảng 15-16 ngày thì đạt được mức cao . Lượng HCG này sẽ giữ ổn định cho tới tuần 18.

Chính vì vậy để có kết quả thử thai chính xác thì chị em cần thử thai sau ít 7 ngày chậm kinh. Nếu thử sớm hơn có thể không cho kết quả chính xác.

Ngoài việc bị chậm kinh nguyệt thì mang thai còn một số những dấu hiệu sau:

Buồn nôn: Buồn nôn cũng là triệu chứng thường gặp khi mang thai và cũng là hiện tượng của nhiều bệnh lý khác. Thông thường khi mang thai chị em có triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 2 và thứ 8 sau khi có thai.

Đau tức và căng ngực: Khi mang thai ở tuần đầu tiên cho tới tuần thứ 6 của thai kì chị em thường có triệu chứng căng tức vùng ngực, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cảnh báo khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.

Mệt mỏi, ngủ nhiều: Khi mang thai lượng progesterone trong cơ thể tăng đột biến nên thai phụ thường có cảm giác thèm ngủ, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

Đau lưng: Đây được xem là dấu hiệu thường bị chị em bỏ qua khi mang thai, ngoài ra đau lưng cũng là dấu hiệu căng thẳng hay mắc một số bệnh nguy hiểm, vì vậy khi gặp tình trạng đau lưng kéo dài chị em nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu này để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân đau lưng của mình.

Đau đầu: Ít ai biết rằng đau đầu là một trong những dấu hiệu khi mang thai, sở dĩ bà bầu đau đầu khi mang thai là do lượng estrogen tăng cao trong giai đoạn này.

Thèm ăn: Khi mang thai nhu cầu ăn của chị em tăng cao hơn bình thường, vì vậy khi mang thai chị em nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Quầng vú thâm và đi tiểu thường xuyên: Khi mang thai ở tuần thứ 14 quầng vú thường thâm hơn, tình trạng này thường sẽ kéo dài đến hết thai kì. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiện tượng quầng vú thâm hơn cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, khi thấy xuất hiện tình trạng này bạn nên đến bệnh việc để kiểm tra kỹ hơn.

Tiểu nhiều và chảy máu âm đạo: Khi mang thai chị em có dấu hiệu đi tiểu nhiều khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Và hiện tượng chảy máu âm đạo, khoảng 11 đến 12 ngày sau khi thụ thai một số người sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo.

Trên đây là những giải đáp từ các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh dành cho bạn P. Linh về những điều mà bạn đã thắc mắc. Hi vọng từ những thông tin này có thể xác nhận chính xác được tình trạng của mình có mang thai hay không.

TNhững thắc mắc liên quan đến vấn đề kinh nguyệt như: rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt màu đen, chậm kinh, mất kinh... hãy gọi ngay cho các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa bằng cách nhấp chuột vào bảng bên dưới để được các bác sĩ phụ khoa tư vấn nhanh

 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?