Đau bụng dưới và dưới rốn ở nam giới và nữ giới là bệnh gì?

Lượt xem: 5043
Đánh giá: 
Đau bụng dưới và dưới rốn ở nam giới và nữ giới là bệnh gì?
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  108 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Đau bụng dưới là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ, người lớn, cho đến các cụ già. Tuy nhiên, đau bụng dưới thường gặp là ở chị em phụ nữ đặc biệt là những chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng đau bụng dưới này có thể là cấp tính, không liên tục hoặc là mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều. Sau đây các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ chỉ ra một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này như sau:

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới và nam giới

Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ.

Đau bụng dưới rốn ở chị em phụ nữ cảnh báo nhiều nguy hại cho sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản. Cụ thể như sau:

Đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ có thể là do bị rối loạn kinh nguyệt.

Đau bụng kinh nguyệt là những cơn đau nhức mỏi vùng bụng dưới ngay trước và trong thời gian có kinh nguyệt. Những cơn đau này có thể thay đổi với cường độ khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Nhiều trường hợp bị đau nặng có thể khiến nhiều bạn nữ bị ngất và không thể làm việc gì trong những ngày này. Những cơn đau này có thể lan tỏa xuống lưng và đùi. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như là buồn nôn, nôn, chóng mặt, phân lỏng, đổ mồ hôi.

Đau bụng dưới có thể là do bạn đang đến chu kỳ rụng trứng.

Đau bụng khi đến ngày rụng trứng còn được gọi là đau bụng giữ chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng giữa chu kỳ kinh nguyệt thường là những cơn đau thắt lưng một bên và đau phần bụng dưới, thường đau nhẹ. Trường hợp này không có gì nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Và nó sẽ sớm qua đi khi bạn nữ kết thúc ngày rụng trứng.

Đau bụng dưới ở chị em phụ nữ đôi khi còn có nguyên nhân là do bị lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh liên quan đến phần sự phát triển của các mô bên ngoài tử cung. Bệnh có thể gây chảu máu, để lại sẹo tử cung. Đây là một trong những bệnh khá nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở chị em phụ nữ. Những triệu chứng thường gặp của bệnh đó là: đau phần bụng dưới, kèm theo đó là tình trạng bị táo bón, buồn nôn, đầy bụng, đau trong khi vận động ruột, tiểu tiện hoặc khi có quan hệ tình dục. Ngoài ra một biểu hiện khá rõ rệt nữa đó là chị em phụ nữ thường bị đau bụng kinh niên, kinh nguyệt ra nhiều và có biểu hiện bị xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết không phải chị em phụ nữ nào bị đau bụng kinh cũng bị những bệnh liên quan đến nội mạc tử cung.

Khi bị đau bụng dưới chị em phụ nữ cũng cần phải cảnh giác với bệnh u xơ tử cung.

Khi chị em phụ nữ gặp phải bệnh u xơ cổ tử cung có thể gây ra tình trạng bị đau bụng dưới rốn. Kèm theo đó là bị rong kinh kéo dài, đi tiểu thường xuyên, đau tức bàng quang, táo bón, đau thắt lưng, đau chân...

Do bệnh u nang buồng trứng gây ra.

Một trong những bệnh lý liên quan đến buồng trứng khiến cho chị em phụ nữ bị đau bụng dưới đó là bệnh u nang buồng trứng.

Các bác sĩ phụ khoa cho biết thường những u này không gây ra triệu chứng gì. Nhưng một khi chúng phát triển và tăng kích thước và gây chèn ép các cơ quan khác, gây vỡ, chảy máu hoặc xoắn thì sẽ gây ra tình trạng bị đau bụng dưới nặng. Những cơn đau bụng dưới này có thể kéo dài liên tục và lan tỏa xuống phía dưới thắt lưng và đùi. Ngoài ra còn có một số triệu chứng kèm theo nữa đó là đầy tức bụng, bị đau khi có giao hợp hoặc đi tiêu.

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới

Thai ngoài tử cung cùng là tình trạng khiến chị em phụ nữ bị đau bụng dưới rốn.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng phụ nữ mang thai có trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, có thể là vòi trứng, ống dẫn trứng... Hiện tượng này thường xảy ra ở những tuần đầu tiên của thai kỳ và gây ra những cơn đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo, buồn nôn, nhiều trường hợp khiến chị em bị ngất xỉu, sốc tuần hoàn.

Cần phải cảnh giác với hiện tượng bị sảy thai khi có biểu hiện bị đau bụng dưới.

Khi chị em phụ nữ mang thai trong 20 tuần đầu tiên bị đau bụng dưới rốn thì khả năng bị sảy thai tương đối là cao. Những cơn đau này có thể lan tỏa ra phía sau lưng, kèm theo đó là bị chảy máu âm đạo. Trường hợp này bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và kịp thời có biện pháp can thiệp để tránh nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Viêm vùng chậu là một trong những bệnh khiến nhiều chị em phụ nữ bị đau bụng dưới rốn nghiêm trọng.

Viêm vùng chậu là một trong những bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường sinh dục nữ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vùng chậu thường là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, do nạo phá thai nhiều lần hoặc do đặt vòng tránh thai gây ra. Khi bị viêm vùng chậu người phụ nữ thường có những cơn đau bụng dưới rốn nghiêm trọng, liên tục khi vận động ruột, đi tiểu, và khi có quan hệ tình dục. Kèm theo đó âm đạo của người phụ nữ thường ra nhiều khí hư màu xanh, có mùi hôi thối.

Do bị ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng gần như không có biểu hiện gì nhiều. Cho đến khi bệnh trở nên nặng rồi mới có một số biểu hiện như là: bị đau bụng dưới kèm theo đó là tình trạng đầy bụng, bụng có cảm giác nặng nề, khó đi tiểu và đi đại tiện. Đồng thời kinh nguyệt bị rối loạn, người mệt mỏi, mất ăn, và giảm cân.

Nam giới bị đau bụng dưới có thể là bị bệnh gì?

Khi nam giới bị đau bụng dưới rốn thì khả năng là bạn đang gặp phải tình trạng bị viêm tuyến tiền liệt.

Đau bụng dưới rốn ở nam giới

Tuyến tiền liệt là cơ quan riêng biệt của nam giới có chức năng sản xuất và vận chuyển tinh dịch. Nếu tuyến tiền liệt bị viêm, nam giới sẽ đối mặt với rất nhiều các vấn đề sức khỏe và có khả năng đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới.

Biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt gồm có: Tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, đau đớn tại vùng bụng dưới tại vùng xương mu và vùng chậu nhỏ, đau khi giao hợp và xuất tinh. Ngoài ra, nam giới có thể gặp phải một số vấn đề về rối loạn xuất tinh.

Một số những bệnh lý khác có liên quan đến tình trạng bị đau bụng dưới như là:

Rối loạn tiêu hóa: Bên cạnh những cơn đau bụng dưới, các bệnh nhân cũng phải đối mặt với những triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, phân lỏng hoặc táo bón, cảm giác căng tức bụng...

Kích thích ruột: Táo bón và tiêu chảy kéo dài khiến cho ruột của bạn bị kích thích và gây ra các hội chứng như: Đau bụng liên miên, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón kéo dài... Theo một thống kê mới , có tới khoảng 20% dân số mắc phải hội chứng này. Những người trẻ tuổi với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, rất dễ trở thành đối tượng của hội chứng kích thích ruột.

Viêm ruột thừa: Biển hiện của viêm ruột thừa bao gồm: Đau âm ỉ tại vùng xung quanh rốn và chuyển dần sang bên phải của bụng dưới, người mệt mỏi, dễ sốt cao, buồn nôn, bụng sưng to...
Viêm bàng quang

Thủ phạm chính gây viêm bàng quang là chủng vi khuẩn có tên: E. Coli. Đây là chủng vi khuẩn ký sinh chủ yếu trong hệ thống đường ruột, nhưng khi xâm nhập và tấn công vào bàng quang có thể gây viêm bàng quang. Biểu hiện của những bệnh nhân bị viêm bàng quang gồm có: Đau bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu rắt, nước tiểu đục và có thể kèm theo máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng của các cơ quan trong đường tiết niệu bao gồm: Thận, bàng quang, niệu đạo... Đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng đường nước tiểu là sự xuất hiện của các loại vi khuẩn có hại trong nước tiểu. Điều này chứng tỏ một hoặc toàn bộ các cơ quan trong hệ thống đường tiết niệu của bạn đã bị nhiễm trùng.

Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu gồm có: Đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục và có mùi mạnh.

Sỏi tiết niệu và sỏi thận: Sự hình thành của sỏi trong đường tiết niệu và thận, khiến người bệnh luôn có cảm giác đau bụng dữ dội tại bụng dưới, các cơn đau có thể lan tới vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Người bệnh còn có các triệu chứng khác như: Sốt cao, buồn nôn, căng tức bụng....

Như vậy, từ những bệnh lý mà chúng tôi đưa ra khi bị đau bụng dưới ở nữ giới và nam giới thì tình trạng này khá là nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bị đau bụng dưới, đau bụng dưới rốn các bạn nên sớm đi thăm khám để được kiểm tra sức khỏe từ đó có những cách điều trị hiệu quả .

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?