- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ - tổng hợp thông tin cơ bản
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ - tổng hợp thông tin cơ bản
-
Cập nhật lần cuối: 22-02-2019 09:58:51
-
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý mà bất kỳ một người phụ nữ nào cũng sẽ có khi đến tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt chính là sự phản ánh tình trạng sức khỏe của chị em, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên bạn đã có những hiểu biết gì về chu kì kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt là gì, như thế nào là bình thường và như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều, nguyên nhân và cách khắc phục chu kỳ kinh nguyệt không đều như thế nào? Sau đây các bác sĩ phụ khoa Hưng Thịnh sẽ đưa ra những thông tin cơ bản về “Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ” như sau:
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại ở cơ thể người phụ nữ hàng tháng do sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.
Trong chu kỳ kinh nguyệt ở thời kỳ phóng noãn cơ thể người phụ nữ sẽ phóng 1 trứng nhưng đôi khi có thể 2 trứng (Nếu phóng 2 trứng thì có thể dẫn tới hình thành hợp tử và sinh đôi). Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Trước khi trứng được phóng noãn nội mạc tử cung đóng vai trò bao phủ bề mặt tử cung. Sau khi phóng noãn nội mạc có sự thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Trường hợp quá trình thụ tinh không xảy ra và người phụ nữ không có thai kỳ thì lớp nội mạc này sẽ bị bong ra và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Có thể nói, quá trình hành kinh là quá trình loại bỏ lớp nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra ngoài cơ thể qua con đường âm đạo. Chính vì vậy, máu kinh có thành phần hoàn toàn khác với máu tĩnh mạch và có thể xem máu kinh rất sạch sẽ chứ không bẩn như nhiều chị em phụ nữ vẫn lầm tưởng.
Như vậy, khi chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thì đây được coi là dấu hiệu không mang thai. Tuy nhiên, cần phân biệt chảy máu bất thường trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu không có kinh nguyệt xuất hiện hoặc có kinh nguyệt một thời gian và sau đó bị mất kinh không rõ nguyên do thì có thể chị em có thể gặp phải một số những vấn đề như sau:
- Có thể chị em đang mang thai. Trường hợp này cần sớm sử dụng các biện pháp để xác định chính xác như: dùng que thử thai, đi siêu âm, xét nghiệm...
- Có thế bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số cơ quan sinh sản như buồng trứng, nội mạc tử cung....Trường hợp này bạn cần sớm đi kiểm tra và kịp thời điều trị.
2. Thế nào là chu kì kinh nguyệt bình thường.
Theo bác sĩ Nguyên Anh thì chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà hầu như người phụ nữ nào cũng có trong đời. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được xem là bình thường nếu nó diễn ra theo tiến trình tự nhiên ở người phụ nữ giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Trung bình của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là từ 12 tuổi (Tuy nhiên có nhiều trường hợp có từ 8 tuổi) đến 16 tuổi. Và chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng thường xảy ra ở giữa độ tuổi từ 45-55 tuổi. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn nằm ngoài quỹ đạo này có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Bạn nên sớm thăm khám bác sĩ.
Không có kinh nguyệt ở phụ nữ là thuật ngữ để chỉ sự mất đi chu kỳ kinh nguyệt trong một thời gian mà không do thai kỳ gây nên. Một số những đối tượng thường gặp tình trạng này đó là: Những người phụ nữ có lượng mỡ cơ thể thấp như vận động viên...Tuy nhiên, không có kinh nguyệt thì quá trình rụng trứng vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy, khả năng mang thai ở chị em phụ nữ là vẫn có. Ngược lại, nhiều chị em phụ nữ vẫn có chu kì kinh nguyệt bình thường tuy nhiên quá trình rụng trứng lại không xảy ra.
Như vậy, chị em phụ nữ nếu muốn khả năng thụ thai cao thì cần nắm rõ ngày rụng trứng của mình.
- Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào? Ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo được tính là một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong bao lâu? Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường kéo dài trong 28-35 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn.
- Ngày rụng trứng thường được xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21.
- Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ được căn cứ vào số ngày hành kinh, vòng kinh, số lượng máu kinh ra hàng tháng cũng như màu của máu kinh nguyệt. Cụ thể như sau:
- Số ngày hành kinh: một người bình thường 1 tháng sẽ có kinh nguyệt một lần, số ngày hành kinh sẽ kéo dài khoảng 5, đôi khi do thể trạng sức khỏe mà có thể kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn trong khoảng từ 2 ngày hoặc 7 ngày.
- Màu sắc của máu kinh: màu của máu kinh bình thường có màu đỏ đậm, loãng, hơi dính, đôi khi có thể có cục dính nhỏ màu trắng, máu kinh có mùi tanh nhẹ.
- Lượng máu kinh mất đi của một chu kì kinh nguyệt bình thường sẽ vào khoảng từ 20 đến 80ml. Chị em có thể ước tính lượng máu kinh bị mất đi bằng cách ghi chép số băng vệ sinh mà mình đã dùng. Nếu như lượng băng vệ sinh ổn định qua các chu kỳ thì bạn đã có 1 chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Máu kinh thường ra nhiều trong những ngày đầu và giảm dần về những ngày sau cho đến khi hết hẳn.
- Lượng máu kinh: Lượng máu kinh mất đi của một chu kì kinh nguyệt bình thường sẽ vào khoảng từ 20 đến 80ml. Chị em có thể ước tính lượng máu kinh bị mất đi bằng cách ghi chép số băng vệ sinh mà mình đã dùng. Nếu như lượng băng vệ sinh ổn định qua các chu kỳ thì bạn đã có 1 chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Máu kinh thường ra nhiều trong những ngày đầu và giảm dần về những ngày sau cho đến khi hết hẳn.
- Độ dài của một vòng kinh: Thông thường một chu kỳ bình thường của người phụ nữ sẽ có vòng kinh nằm trong khoảng từ 21 - 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Nếu như bạn đang có một chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn khoảng thời gian này thì được xem là kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra một số biểu hiện trước và sau khi hành kinh được cho là bình thường gồm có: Trước khi hành kinh bị đau, nhức ngực, khí hư ra nhiều, đau bụng râm ran. Trong khi hành kinh nhiều chị em phụ nữ còn bị đau nửa đầu.
3. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là tình trạng kinh nguyệt của chị em phụ nữ có những thay đổi bất thường về số ngày hành kinh, lượng máu kinh ra hàng tháng, màu máu kinh. Cụ thể như sau:
Rong kinh: Rong kinh nguyệt được cho là một trong những biểu hiện của tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt. Thông thường mỗi một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có số ngày hành kinh kéo dài từ 2-7 ngày và có lượng máu dao động trong khoảng 20-80ml máu. Nếu như kinh nguyệt của bạn kéo dài trên 7 ngày và có số lượng máu kinh vượt quá 80ml máu thì được gọi là hiện tượng rong kinh nguyệt.
Rong kinh thường được chia làm 2 loại: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Rong kinh cơ năng thường không gây ra nhiều nguy hại đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Bởi vì rong kinh cơ năng thường xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản như là : rồi loạn nội tiết khi bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, chị em phụ nữ độ tuổi mãn kinh hay do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa thực sự hợp lý, khoa học. Còn rong kinh thực thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của chị em phụ nữ do nó xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý ở tuyến yên và buồng trứng. Do đó, nếu như bạn đang gặp phải tình trạng bị rong kinh kéo dài thì nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Kinh thưa: Kinh thưa là tình trạng chị em phụ nữ có số lần xuất hiện chu kỳ kinh rất ít. Có thể vòng kinh nhiều hơn 35 ngày mới có 1 lần, có thể 2-3 tháng có 1 lần. Thậm chí nhiều chị em phụ nữ 1 năm chỉ có kinh nguyệt 1 lần.
Kinh mau (Kinh nguyệt đến sớm): Kinh nguyệt đến sớm là tình trạng vòng kinh của người phụ nữ rất ngắn (ngắn hơn 21 ngày).
Vô kinh (Không có kinh nguyệt): Không có kinh nguyệt là tình trạng người phụ nữ mất đi chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 6 tháng hoặc không có kinh nguyệt từ bẩm sinh. Hiện tượng không có kinh nguyệt bẩm sinh người ta còn gọi là vô sinh nguyên phát còn hiện tượng chị em phụ nữ đã xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nhưng đột nhiên bị mất (khoảng 6 tháng trở lên) thì được gọi là vô kinh thứ phát. Cả hai loại vô kinh thứ phát và nguyên phát đều có thể là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý và chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân thực sự và sớm có những giải pháp khác phụ.
Kinh nguyệt ra ít hoặc ra quá nhiều: Như ở trên chúng tôi đã nêu ra lượng máu kinh hàng tháng mất đi thường vào khoảng 20-80ml. Nếu như lượng máu kinh ra quá ít, ít hơn 20 ml thì được gọi là kinh nguyệt ra ít. Ngược lại, nếu như lượng máu kinh ra quá nhiều, nhiều hơn 80ml hàng tháng thì được gọi là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều. Kinh nguyệt ra nhiều hay ra quá ít thường là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm do đó bạn cần sớm đi thăm khám nếu đang gặp phải tình trạng này.
Đau bụng kinh: tình trạng đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường khi các cơn đau bụng kinh là những cơn đau dữ dội kèm theo đó la những dấu hiệu như toát mồ hôi, buồn nôn, tụt huyết áp, chân tay bủn rủn, tiêu chảy…
4. Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều
Do mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể do chị em đang mắc các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng, đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung... Khi mắc những bệnh lý này cần nhanh chóng đi thăm khám và điều trị.
Những bệnh lý ở tuyến giáp: Những bệnh lý ở tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng đến lượng hormone Prolactin (do tuyến giáp sản xuất ra) khiến tuyến dưới đồi bị ảnh hưởng và gây nên tình trạng bị mất kinh.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc nội tiết tố hay thuốc tránh thai được sử dụng lâu ngày cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Hiện tượng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, kinh nguyệt ra ít, chậm kinh, mất kinh...chính là những tình trạng mà chị em phụ nữ thường gặp phải khi sử dụng sai và kéo dài những loại thuốc này.
Do mất cân bằng hormone: Khi lượng hormone trong cơ thể ở mức cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn. Nhưng khi chị em bị béo phì, chế độ ăn uống thất thường, hoặc bị hội chứng đa nang sẽ khiến cho sự cân bằng hormone bị phá vỡ. Khi sự cân bằng này mất đi thì hoạt động phóng noãn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều trường hợp trứng không thể rụng khiến kinh nguyệt không xuất hiện.
Suy dinh dưỡng: Chế độ giảm cân quá mức, nhịn ăn thường xuyên khiến cho chị em dễ bị suy dinh dưỡng. Khi bị suy dinh dưỡng có thể khiến cơ thể ngừng bài tiết estrogen, và như vậy quá trình phóng noãn cũng sẽ gặp vấn đề. Do đó, chị em phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt thất thường.
Do vận động quá nhiều: hoạt động thể dục thể thao nặng hoặc luyện tập liên tục có thể khiến cho chị em gặp phải vấn đề về chu kì kinh nguyệt. Đây chính là lý do vì sao nhiều chị em là vận động viên thể dục thể thao thường bị kinh nguyệt không đều.
Chịu lạnh trong thời gian dài: Thể chất của chị em phụ nữ thường khá yếu, vì thế khi chịu lạnh quá lâu sẽ khiến huyết quản bị co lại dẫn đến kinh nguyệt không đều mà hay gặp đó là tình trạng bế kinh.
Yếu tố tâm lý: Cuộc sống chịu nhiều áp lực, stress trong một thời gian dài cũng rất dễ chị em bị chu kỳ kinh nguyệt không đều.
5. Cách khắc phục chu kỳ kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường không những gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ mà nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, khi có dấu hiệu của kinh nguyệt không đều chị em phụ nữ không nên chủ quan mà cần phải tìm cách khắc phục ngay tình trạng này. Để khắc phục kinh nguyệt không đều hiệu quả cần phải dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Nếu như nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều là do những thói quen sinh hoạt, ăn uống: Trong trường hợp này cách khắc phục khá là đơn giản. Bạn cần thực hiện một số điều sau:
- Không thức quá khuya.
- Không lao động hoặc luyện tập thể dục thể thao quá sức.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái tránh bị stress.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với những bài tập đơn giản, vừa sức.
- Nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.
- Trong chu kỳ kinh nguyệt nên giữ gìn vệ sinh và thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Không được giảm cân quá mức và tránh tình trạng béo phì để nồng độ estrogen được ổn định.
- Nếu như nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều là do bị rối loạn nội tiết tố:
Nếu bạn chỉ bị rối loạn nội tiết tố nhẹ thì chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện. Còn nếu bạn đang bị rối loạn nội tiết tố nặng thì bạn cần đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc điều hòa nội tiết tố. Tuyệt đối, chỉ sử dụng các loại thuốc nội tiết tố khi có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về dùng.
- Nếu như nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều là do bệnh lý phụ khoa thì: Trường hợp này chị em phụ nữ cần phải được thăm khám ngay để tìm ra bệnh phụ khoa đang gặp phải là gì? Bởi chỉ khi tìm ra được chính xác bệnh phụ khoa khiến kinh nguyệt không đều thì mới điều trị triệt để các bệnh phụ khoa. Và từ đó, tình trạng kinh nguyệt không đều mới chấm dứt được.
Bác sĩ Nguyên Anh cũng cho biết: chị em phụ nữ có thể uống nước đậu đen, rau má, uống nước ngải cứu... để giúp kinh nguyệt đều đặn hơn. Đồng thời nên thường xuyên đi thăm khám phụ khoa để có thể sớm phát hiện được những bệnh phụ khoa tiềm ẩn. Đồng thời, chị em sẽ có được những lời khuyên bổ ích cho sức khỏe nói riêng và cho sức khỏe sinh sản nói chung từ các chuyên gia sản phụ khoa.
12 điều nên biết về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Trước khi có kinh nguyệt có tới khoảng 85% phụ nữ có những triệu chứng như ngực căng, có cảm giác bứt dứt, khó chịu, đau đầu....Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên trước chu kỳ kinh nguyệt vì vậy bạn nữ không cần quá lo lắng. Để khắc phục tình trạng này bạn nên bổ sung lượng thức ăn hoặc những chất bổ giàu canxi và thường xuyên tập thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng.
Tâm lý của chị em phụ nữ là một trong những nhân tố dẫn tới kinh nguyệt không đều. Sự căng thẳng khi chị em gặp phải những vấn đề lo lắng, suy nghĩ trong cuộc sống...dẫn tới làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng trứng và điều này làm cho sức khỏe và cơ chế sinh lý của bạn bị thay đổi theo chiều hướng có hại.
Chu kỳ kinh nguyệt không làm cơ thể bạn mất đi quá nhiều máu. Theo điều tra thì mỗi tháng chị em phụ nữ thường mất đi khoảng 90gram máu. Trường hợp kinh nguyệt ra nhiều của chị em phụ nữ có thể lượng máu sẽ mất đi nhiều hơn thậm chí có thể gây thiếu máu ở phụ nữ. Đây là hiện tượng bất thường và chị em cần sớm đi kiểm tra.
Số ngày thấy kinh nguyệt luôn là vấn đề thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Vậy, kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày thì được cho là bình thường? Phần lớn chị em phụ nữ thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng từ 2-7 ngày. Thời gian kinh nguyệt nằm ngoài khoảng này được cho là bất thường.
Dựa vào chu kỳ kinh có thể tính thời điểm dễ thụ thai ở phụ nữ không? Hoàn toàn có thể tính ngày dễ thụ thai cho chị em phụ nữ dựa vào chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường phụ nữ chỉ rụng trứng 1 lần/tháng vào khoảng ngày thứ 14 trước khi thấy kinh; trong vòng 1-2 ngày vào dịp này, bạn có thể thụ thai nếu có quan hệ tình dục. Nhưng vì tinh trùng có thể “sống dai” tới 7 ngày nên bạn phải sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian “cao điểm” nếu chưa muốn có con.
Đếm vòng kinh như thế nào? Mỗi người phụ nữ khác nhau do cơ địa của mỗi người khác nhau nên thường có vòng kinh không giống nhau. Nhưng thông thường vòng kinh của người phụ nữ thường vào khoảng 21-35 ngày kể từ ngày đầu tiên thấy kinh.
Uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không? Thuốc tránh thai có thể làm cho chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt trong thời gian đầu khi sử dụng thuốc
Trước khi có kinh nguyệt chị em phụ nữ nếu có những triệu chứng nghiêm trọng như táo bón, đau lưng, đau ngực một cách rõ rệt thì có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề bệnh lý. Lúc này bạn có thẻ đang gặp một số vấn đề về kinh nguyệt. Lời khuyên: Bạn nên sớm đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và kịp thời chữa trị.
Triệu chứng trước khi có kinh nguyệt sẽ ngày một rõ rệt và có thể tăng theo độ tuổi. Phụ nữ ngoài tuổi 30 thường có những biểu hiện của kinh nguyệt rõ rệt hơn.
Có nên quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ không? Thực tế thì chưa có bằng chứng nào chứng tỏ khi quan hệ trong ngày đèn đỏ sẽ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh nguyệt âm đạo của người phụ nữ trong trạng thái mở nên khi có quan hệ tình dục trong thời gian này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở chị em phụ nữ. Chính vì vậy, nếu có quan hệ tình dục bạn cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
Đau bụng kinh có nguy hiểm không? Đau bụng kinh là hiện tượng bạn nữ thường gặp và nó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp một số bệnh phụ khoa như: U xơ cổ tử cung, viêm màng trong dạ con,...Nếu bạn bị đau dữ dội thì nên sớm thăm khám bác sĩ.
Chế độ ăn uống có làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh không? Theo các bác sĩ phụ khoa chế độ ăn uống cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Nếu chị em phụ nữ ăn uống quá kiêng khem để giảm cân có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, lúc có kinh lúc không có và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này. Chính vì vậy, luôn duy trì cho bạn một chế độ ăn uống hợp lý để có một chu kỳ kinh khỏe mạnh.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Thực hư về việc uống cà phê làm ngừng kinh nguyệt
Chúng ta đều biết rằng cà phê là một loại chất kích thích, bởi vậy khi sử dụng cà phê thường sẽ có thể gây nên một số ảnh hưởng định tới cơ thể. Đối với nữ giới ở độ tuổi ...Xem chi tiết
-
Chậm kinh 5 ngày thử que 1 vạch
Chậm kinh 5 ngày thử que một vạch hoặc chậm kinh mà dùng que thử thai chưa thấy biểu hiện gì là những câu hỏi rất thường thấy ở những chị em phụ nữ đã từng có quan hệ tình dục. Có thể,...Xem chi tiết
-
Những dấu hiệu (triệu chứng) sắp có kinh lần đầu
Dấu hiệu sắp có kinh lần đầu tiên với dấu hiệu có kinh có nhiều điểm khác nhau. Với những bạn nữ hành kinh lần đầu thì những triệu chứng có kinh thường đi kèm với những dấu hiệu dậy...Xem chi tiết
-
Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn nữ chưa biết rõ lý do tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Giải đáp...Xem chi tiết
-
Chậm (trễ) kinh 5 ngày liệu có thai không?
Chậm kinh là cụm từ rất phổ biến. Chậm kinh cũng được coi là hiện tượng bình thường nếu nó không gắn liền với việc quan hệ tình dục không an toàn hay nghi ngờ đã mang thai. Đặc biệt, với...Xem chi tiết
-
Hết kinh 1 tuần quan hệ có thai không?
Hết kinh 1 tuần quan hệ có thai không? Là câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi mong muốn được giải đáp. Để trả lời thắc mắc này, chúng tôi xin chọn ra một trường hợp cụ thể để phân tích như...Xem chi tiết