- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa trị bệnh
Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa trị bệnh
-
Cập nhật lần cuối: 13-01-2018 11:16:16
-
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội được đánh giá là có mức độ nguy hiểm chỉ đứng thứ hai sau đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, những thông tin về bệnh giang mai là một trong những vấn đề ít được quan tâm và tìm hiểu. Từ đó, tỷ lệ người mắc bệnh giang mai trong những năm gần đây ngày càng có xu hướng tăng lên đáng kể. Chính vì những bất cập đó, các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ những thông tin cần biết về bệnh giang mai để bạn cùng tham khảo.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh được gây ra bởi xoắn khuẩn có tên: Treponema Pallidum. Xoắn khuẩn này có ba loại di động bao gồm: Di chuyển theo một trục dọc kiểu vặn đinh ốc, di chuyển linh động như một con lắc đồng hồ và di chuyển theo kiểu lượn sóng.
Đây là loại xoắn khuẩn có sức sống và phát triển chậm, nhưng tồn tại dai dẳng trong cơ thể người và rất khó để chữa trị.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, xoắn khuẩn giang mai khi ra khỏi cơ thể người vẫn có thể tồn tại trong vài tiếng đồng hồ. Đặc biệt, ở trong môi trường ẩm ướt, xoắn khuẩn sẽ tồn tại dai dẳng hơn. Trong môi trường xà phòng, xoắn khuẩn giang mai dễ bị chết và chỉ có thể tồn tại trong vòng 30 phút.
Ban đầu, khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai chủ yếu ký sinh tại bộ phận sinh dục và niêm mạc da. Sau một thời gian, chúng sẽ xâm nhập vào máu và các bộ phận khác, đồng thời, phá hủy cơ thể một cách trầm trọng.
Triệu chứng bệnh giang mai
Giang mai vẫn được biết đến như một: “diễn viên biệt tài” hoặc “kẻ mạo danh tuyệt vời”. Vì bệnh không chỉ phát triển qua nhiều giai đoạn với những triệu chứng khác biệt, mà còn rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng hoặc da liễu khác.
Có thể bạn quan tâm:
Chính vì vậy, Sir William Osler – một trong những giáo sư có công sáng lập bệnh viện Johns Hopkins và được coi là cha đẻ của y học hiện đại đã đánh giá: “Bác sĩ mà hiểu biết về giang mai là hiểu biết về y học”.
Trên thực tế, những triệu chứng bệnh giang mai diễn ra rất phức tạp, nó có thể bùng phát các triệu chứng một cách đột biến trên cơ thể, cũng có thể có những dấu hiệu rất nhẹ và bệnh nhân rất khó có thể phát hiện ra.
Những triệu chứng bệnh giang mai được chia ra làm 3 giai đoạn cụ thể với những triệu chứng sau:
Bệnh giang mai giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai, thường xuất hiện khoảng 10 – 90 ngày sau khi có tiếp xúc với mầm bệnh.
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh. Bệnh giang mai nếu phát hiện và điều trị sớm bạn hoàn toàn có thể khỏi bệnh.
Ban đầu, bạn sẽ thấy trên cơ thể của bệnh nhân xuất hiện các vết loét có hình tròn hoặc ovan gần tròn, khá nông, có màu đỏ hoặc hồng thẫm, khá nhẵn, không chứa dịch mủ, bờ viền nổi cao, không gây đau đớn hoặc ngứa ngáy. Những vết loét này còn được gọi là các săng giang mai.
Theo các chuyên gia, các săng giang mai có thể được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, xung quanh hậu môn, ở miệng… Ngoài ra, bạn có thể thấy hạch hai bên bẹn nổi cao.
Những triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục như: Lỗ sáo, thân dương vât, quy đầu, bao quy đầu, bìu, bẹn, quanh lỗ hậu môn (với người có quan hệ tình dục đồng tính). Ngoài ra, nếu quan hệ bằng miệng với người bệnh, bạn cũng thấy sự xuất hiện của các xăng giang mai tại miệng, lưỡi, môi, vòm họng…
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới trong giai đoạn đầu thường xuất hiện tại: Âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, xung quanh bộ phận sinh dục, hoặc quanh lỗ hậu môn. Đặc biệt, nữ giới quan hệ bằng miệng với người mắc bệnh giang mai cũng những dấu hiệu bệnh giang mai tại miệng.
Lưu ý: Ở một số bệnh nhân, có thể không thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh giang mai giai đoạn 1, hoặc những triệu chứng không điển hình dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Từ đó, việc phát hiện và điều trị thường trở nên khó khăn. Chính vì vậy, bạn cần phải đặc biệt lưu ý với những bất thường của cơ thể, là những người có quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc quan hệ với bạn tình có đời sống tình dục phức tạp.
Sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh giang mai từ 2 – 6 tuần, bệnh nhân sẽ thấy những biểu hiện trên hoàn toàn biến mất (kể cả không can thiệp điều trị). Một số bệnh nhân chủ quan cho rằng: Bệnh giang mai đã tự khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: Sau giai đoạn 1, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể của bệnh nhân.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2
Sau giai đoạn một từ 4 – 10 tuần, bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2, trong đó bao gồm những hiện tượng cụ thể như sau:
Phát ban là triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn hai. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự nhiễm trùng máu do tác động của xoắn khuẩn giang mai.
Không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, mà tất cả mọi vị trí trên cơ thể đều có thể xuất hiện các phát ban giang mai như: Chân, tay, lòng bàn chân, bàn tay, lưng, hai bên mạn sườn…
Đặc điểm nhận biệt của những ban này là: Các nốt ban có màu hồng hoặc hơi tím, trông như cánh hoa đào. Chúng không gây đau đớn, ngứa ngáy, cũng không nổi cao trên bề mặt da. Khi sử dụng tay ấn vào sẽ thấy chúng biến mất.
Theo các chuyên gia, bề mặt của những ban hồng này thường rất mỏng, dễ bị tổn thương, trầy xước khi va chạm với các yếu tố bên ngoài.
Khi đó, chúng chảy dịch kèm theo xoắn khuẩn ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm sang người khác.
Đây là giai đoạn mà bệnh giang mai dễ lây nhiễm sang người khác, là khi có những tiếp xúc gần gũi như: Quan hệ tình dục, mặc chung quần áo, tiếp xúc với những vật dụng cá nhân…
Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân gần như không có bất kỳ dấu hiệu bệnh giang mai nào, hoặc những dấu hiệu phát ban khá gần với hiện tượng dị ứng. Nên bạn cần hết sức lưu ý và nắm bắt rõ những thông tin về biểu hiện bệnh giang mai để phân biệt và nhận biết.
Ngoài ra, người mắc bệnh giang mai còn có những triệu chứng điển hình như sau: Sốt cao, họng đau rát, nổi hạch bạch huyết tại bẹn, tại nách, tại cổ, cơ thể suy nhược, sút cân nhanh, rụng tóc, nhức mỏi toàn thân, đau xương khớp, viêm giác mạc…
Giai đoạn 2 thường kéo dài từ 3 - 6 tuần. Sau đó, các ban hồng sẽ tự động biến mất và có thể để lại sẹo trên cơ thể. Lúc này, bệnh giang mai bước vào giai đoạn tiềm ẩn kéo dài nhiều năm.
Trong giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn mà bệnh nhân không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh giang mai, nên rất khó phát hiện và điều trị.
Bệnh chủ yếu được phát hiện được bệnh giang mai thông qua các xét nghiệm huyết thanh trong những lần khám sức khỏe định kỳ, hoặc khám do nghi ngờ bệnh lý khác trong cơ thể.
Đây cũng là giai đoạn mà bệnh giang mai dễ lây nhiễm sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau.
Triệu chứng giang mai giai đoạn thứ ba – giai đoạn cuối
Trong giai đoạn này, những triệu chứng của bệnh giang mai cũng là những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh phải đối diện.
Trong đó, có ba biến chứng quan trọng và nguy hiểm , như sau:
Củ giang mai:
Củ giang mai có dạng hình cầu, hoặc chỉ xuất hiện dưới dạng những mặt phẳng không đối xứng. Trên bề mặt da, chúng có màu đỏ thẫm hoặc hơi pha tím, kích thước tương đương hạt ngô, hạt đậu. Chúng có mật độ khá dầy và tập trung, ranh giới giữa các củ giang mai khá rõ ràng.
Theo các chuyên gia: Củ giang mai thường không lành tính, chúng phát triển đến một thời điểm định sẽ dễ bị hoại tử, hoặc teo và để lại sẹo xấu.
Ngoài ra, củ giang mai không chỉ cư trú duy tại da, mà có thể xuất hiện tại xương, tại các cơ quan nội tạng của bệnh nhân. Từ đó, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
Giang mai thần kinh:
Xoắn khuẩn trực tiếp ăn sâu và tấn công vào các tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương và gây ra những tác hại như: Viêm màng não, thoái hóa não…
Từ đó, bệnh nhân bị giang mai thần kinh thường xuất hiện các triệu chứng như: Trầm cảm, động kinh, rối loạn ý thức hệ và hành động, đột quỵ, ảo giác…
Những triệu chứng bệnh giang mai thần kinh thường diễn ra khoảng 4 – 25 năm đầu sau khi bị lây nhiễm bệnh giang mai từ người khác.
Giang mai tim mạch:
Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai tim mạch là chứng phình mạch. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây vỡ túi phình và gây chảy máu nội tạng hoặc đột quỵ, tử vong…
Biến chứng giang mai tim mạch thường xảy ra từ 3 – 15 năm sau khi nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh sớm:
Trẻ bị lây nhiễm bệnh giang mai từ mẹ, ngay khi chào đời sẽ có những triệu chứng như sau:
Nhau thai phát triển quá mức và trở nên phì đại. Trong khi đó, trẻ có cân nặng rất nhỏ, ngoại hình gầy yếu và trở nên “già” so với bình thường.
Quan sát sẽ thấy trên cơ thể của trẻ xuất hiện nhiều nốt phỏng nước, hoặc ban hồng, đặc biệt là tại lòng bàn chân, bàn tay, miệng, hậu môn.
Ngoài ra, trẻ còn dễ bị sổ mũi hoặc viêm loét họng khiến cho tiếng khóc khá lạ tai.
Nếu không được điều trị, trẻ có thể đối mặt với những nguy cơ như: Viêm xương sụn, xơ gan, to gan, viêm thận, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác.
Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh muộn ở trẻ
Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh muộn ở trẻ thường được thể hiện dưới dạng các tổn thương xương khớp, hoặc tai, mắt như: Xương chầy biến dạng, viêm xương, viêm giác mạc, điếc tai, viêm răng…
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Quan hệ tình dục không lành mạnh
Quan hệ tình dục không lành mạnh với nhiều bạn tình, nhưng không nắm bắt được tình hình sức khỏe, cũng như đời sống tình dục của họ khiến bạn bị đặt trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý khác nhau qua đường tình dục, trong đó có bệnh giang mai.
Theo các chuyên gia, cơ chế lây nhiễm bệnh giang mai qua đường tình dục như sau: Trong quá trình quan hệ tình dục, thông qua những vết xước tại bộ phận sinh dục do sự cọ xát, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục của bạn và gây bệnh giang mai. Không chỉ quan hệ tình dục tại bộ phận sinh dục, mà tất cả những hành vi quan hệ tình dục khác như: quan hệ bằng miệng, quan hệ bằng hậu môn… Bệnh nhân đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh giang mai từ người khác.
Những người có hành vi mua bán dâm, người trẻ tuổi có đời sống tình dục phức tạp nhưng ít có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, là những người dễ mắc bệnh giang mai do lây nhiễm qua đường tình dục.
Theo ý kiến của các chuyên gia: Sử dụng bao cao su là một trong những biện pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân sử dụng bao cao su nhưng vẫn bị lây nhiễm từ bạn đời của mình do những hành vi thân mật khác không được bảo vệ bởi bao cao su như hôn, chạm vào các tổn thương do bệnh gây ra… Chính vì vậy, quan hệ tình dục lành mạnh là cách tốt để bạn phòng tránh bệnh giang mai. Ngoài ra, hãy cố gắng động viên bạn đời của mình cùng xây dựng lối sống lành mạnh đó.
Thông qua vật dụng trung gian
Xoắn khuẩn giang mai khi ra khỏi cơ thể người có thể tồn tại được khá lâu trong môi trường bên ngoài, là ở điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao.
Chính vì vậy, khi có tiếp xúc với vật dụng trung gian của bệnh nhân, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ họ.
Một số vật dụng trung gian có thể dẫn tới việc lây bệnh giang mai như sau: Khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bồn cầu, nhà vệ sinh, nắm cửa…
Theo các chuyên gia: Nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai luôn cận kề với những người chung sống với bệnh nhân. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nếu có người thân trong gia đình bị mắc bệnh giang mai, nên có những biện pháp cách ly. Ngoài ra, không nên sử dụng những vật dụng cá nhân với người khác, là những người ít quen biết.
Lây từ mẹ sang con
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia: Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ máu sẽ qua nhau thai và xâm nhập trực tiếp vào cơ thể của thai nhi, gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và bé, điển hình:
Đối với sức khỏe của mẹ: Bệnh giang mai có thể gây ra các bất thường trong thai kỳ như: sảy thai, sinh non….
Đối với trẻ: Xoắn khuẩn giang mai không chỉ gây ra các biến chứng sảy thai, sinh non, trẻ thiếu cân mà còn có thể mắc bệnh giang mai bẩm sinh đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.
Lây qua đường máu và những vết thương hở.
Vì xoắn khuẩn giang mai không chỉ ký sinh tại bộ phận sinh dục, mà còn có thể ký sinh trong máu của bệnh nhân, nên thông qua con đường máu, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai từ bệnh nhân.
Đặc biệt, xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai thường khá phức tạp, nên nếu chỉ thông qua xét nghiệm thông thường, rất khó để phát hiện được bệnh giang mai, là tại những cơ sở y tế không đảm bảo những điều kiện đạt chuẩn về trang thiết bị y tế.
Khi tiếp nhận máu từ người mắc bệnh giang mai, bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ họ.
Qua vết thương hở
Những vết thương hở của người mắc bệnh giang mai thường chứa nhiều xoắn khuẩn nên nếu bạn vô tình chạm vào vết thương hở của người bệnh, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh giang mai ít người ngờ tới.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo: Bạn không nên tiếp xúc với những vết thương hở từ người khác, khi chưa có dụng cụ bảo hộ bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Tác hại của bệnh giang mai
Bệnh giang mai là bệnh xã hội được đánh giá là có mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau đại dịch HIV/AIDS.
Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí còn tính mạng của bệnh nhân, điển hình:
Bệnh giang mai rất khó điều trị
Xoắn khuẩn giang mai là một trong những loại vi khuẩn có sức phát triển chậm. Tuy nhiên, xoắn khuẩn thường tồn tại dai dẳng và rất khó chữa trị.
Thông thường, bệnh giang mai thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu. Sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào máu, thì việc điều trị bằng thuốc trở nên ít hiệu quả
Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho biết: Hiện nay, xoắn khuẩn giang mai có khả năng kháng thuốc, nên việc chữa trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Tác động đến trung khu thần kinh
Ở mức độ nhẹ, bệnh giang mai có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung và trầm cảm.
Mức độ nặng, xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn tâm lý, hành vi, lao tủy, suy giảm thần kinh thị giác, điên loạn, mất trí nhớ…
Ngoài ra, bệnh giang mai có thể gây viêm màng não, thoái hóa dây thần kinh cảm giác… Từ đó, các phản xạ cơ bắp bị mất đi khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, hoặc gây ra tình trạng bại liệt.
Tác động đến tim mạch
Dưới tác động của bệnh giang mai, bệnh thường gây ra biến chứng nguy hiểm là chứng phình mạch.
Hội chứng này thường xuất hiện từ 10 – 25 năm sau khi bệnh nhân bị lây nhiễm bệnh.
Chứng phình động mạch chủ nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Cụ thể: Phình mạch kéo dài gây vỡ mạch máu, chảy máu nội tạng, hình thành các cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu gây sưng phù, đau đớn.
Tác động đến hệ xương khớp
Xoăn khuẩn giang mai khi tác động đến hệ xương khớp có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương và làm suy giảm chức năng vận động của cơ thể.
Chính vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh giang mai thường đối mặt với nguy cơ tàn tật, bại liệt, thậm chí tử vong.
Tác động đến thị giác của bệnh nhân
Xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại mắt. Từ đó, bệnh nhân rất dễ đối mặt với tình trạng suy giảm thị giác, mù lòa….
Tác động của bệnh giang mai đối với sức khỏe của thai nhi và thai phụ
Theo một nghiên cứu của các chuyên gia: Có khoảng 54% trẻ em bị mắc bệnh giang mai trong thời gian thai kỳ không được điều trị, có thể bị chết trước hoặc ngay sau khi vừa chào đời. Những trẻ còn lại thường sẽ bộc phát các triệu chứng nhiễm trùng từ 3 – 8 tuần sau khi sinh ra. Trở sơ sinh bị bệnh giang mai có thể gặp phải các triệu chứng như sau: Viêm xương, lá lách to, gan to, xơ gan, viêm màng não, viêm xương…
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai, bạn dễ đối mặt với nguy cơ sẩy thai, sinh non. Đặc biệt, bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai thường rất khó điều trị nên việc lựa chọn phương pháp chữa trị bệnh là vô cùng quan trọng.
Cách phòng bệnh giang mai
- Quan hệ tình dục lành mạnh: Tránh quan hệ với quá nhiều người, hoặc quan hệ khi chưa nắm rõ được lịch sử đời sống tình dục của bạn đời. Nên sử dụng bao cao su để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.
- Khám sức khỏe thường xuyên và tiến hành đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhằm sớm phát hiện bệnh giang mai và có những phương pháp chữa trị phù hợp. Đây cũng là một trong những phương pháp kiểm soát bệnh giang mai rất hiệu quả, mà bệnh nhân nên áp dụng.
- Trang bị những kiến thức về bệnh giang mai: Trang bị những thông tin cần thiết về bệnh giang mai là một trong những vấn đề rất quan trọng và cần thiết mà bệnh nhân cần phải cập nhật nhằm thiết lập các giải pháp phòng tránh và điều trị bệnh giang mai hiệu quả.
- Tích cực thể dục thể thao, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể sẽ góp phần quan trọng vào việc phòng tránh bệnh giang mai.
- Không sử dụng vật dụng cá nhân với người khác: Sử dụng vật dụng cá nhân với người khác là một trong những con đường lây nhiễm bệnh giang mai mà nhiều người gặp phải. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người khác, là những người không có mối quan hệ thân thiết.
Cách chữa bệnh giang mai
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh giang mai, trong đó bao gồm những phương pháp sau:
Chữa trị bệnh giang mai bằng thuốc
Chữa trị bệnh giang mai bằng thuốc là phương pháp chữa trị bệnh giang mai đơn giản và được nhiều người sử dụng.
Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn giang mai.
Có nhiều loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh dưới những hình thức khác nhau như: Thuốc uống, thuốc bôi…
Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bệnh giang bằng thuốc với một liều duy dưới dạng uống hoặc tiêm.
Trong những giai đoạn sau, bệnh giang mai có thể được điều trị hàng tuần bằng mũi tiêm.
Nếu bạn bị dị ứng với thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh giang mai, bạn sẽ được xem xét sử dụng thuốc thay thế để đạt được hiệu quả cao .
Có một số loại thuốc có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đây là đối tượng cần phải rất cẩn trọng trong việc điều trị.
Chính vì vậy, nữ giới có thai cần thiết phải lựa chọn địa chỉ chữa bệnh giang mai uy tín, chất lượng để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Một số lưu ý khi chữa bệnh giang mai bằng thuốc như sau:
- Thuốc chữa bệnh giang mai có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai nội tiết tố, nên nữ giới cần thiết phải tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về phương pháp tránh thai phù hợp.
- Một số bệnh nhân có thể gặp phải phản ứng Jarisch – Herxheimer với những biểu hiện như sau: Sốt cao, đau nhức xương khớp, cảm cúm.
Tuy nhiên, những phản ứng này chỉ diễn ra khoảng 24h sau khi sử dụng thuốc và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, nên bạn không cần phải quá lo lắng.
- Cần thiết phải điều trị bệnh giang mai với bạn tình của mình và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh trở lại. Ngoài ra, trong khi điều trị, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc hoặc quan hệ tình dục với bạn đời của mình và những người khác để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.
- Bạn có thể bị tái phát bệnh giang mai trở lại vì thuốc chữa trị bệnh giang mai chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có ý nghĩa trong việc cân bằng hệ miễn dịch. Từ đó khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây tái nhiễm bệnh trở lại.
Chữa bệnh giang mai bằng phương pháp miễn dịch tự cân bằng
Đây là phương pháp tiên tiến và hiện đại hiện nay trong việc chữa trị bệnh giang mai và chủ yếu được áp dụng tại những phòng khám bệnh xã hội uy tín, chất lượng.
Nguyên lý và cơ sở chữa trị bệnh giang mai bằng phương pháp miễn dịch tự cân bằng như sau:
- Tiến hành đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác ổ bệnh. Từ đó, có những điều chỉnh để điều trị phù hợp .
- Tổng hợp các phương pháp chữa trị bệnh giang mai hiệu quả bao gồm: Điều trị bằng thuốc, tăng cường hệ miễn dịch, điều trị sóng ngắn nhằm giúp bạn chữa trị bệnh giang mai triệt để.
- Điều trị toàn diện, tiến hành đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu các xét nghiệm cho kết quả âm tính, sẽ đưa ra kết luận về việc điều trị.
- Sau khi chữa bệnh, bệnh nhân sẽ được cung cấp các giải pháp tăng cường thể chất và sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
Phương pháp này được áp dụng tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh và đã chữa trị bệnh giang mai thành công cho hàng nghìn bệnh nhân và hầu hết đều rất hài lòng với phương pháp chữa bệnh này.
Đây cũng là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng để chữa bệnh giang mai.
Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về những thông tin cần thiết về bệnh giang mai. Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những tác hại của bệnh giang mai. Nếu bạn còn thắc mắc xung quanh vấn đề trên, hãy chia sẻ với chúng tôi theo số điện thoại: 0977.355.050 để được tư vấn bởi các chuyên gia.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Những hình ảnh của bệnh giang mai giai đoạn 1,2,3
Trong rất nhiều những chia sẻ của bạn đọc gửi về cho chúng tôi, có rất nhiều người chia sẻ rằng rất khó nhận biết được bệnh giang mai thông qua những miêu tả bằng câu chữ. Chính vì vậy...Xem chi tiết
-
Phác đồ điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Phác đồ điều trị bệnh giang mai hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị bệnh giang. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng may mắn có được phác đồ điều trị...Xem chi tiết
-
Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm bệnh giang mai là cách nhanh phát hiện bệnh, giúp bạn nhanh chóng điều trị bệnh, giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu...Xem chi tiết
-
Xét nghiệm giang mai như thế nào?
Xét nghiệm giang mai như thế nào để có kết quả chính xác là vấn đề được quan tâm của rất nhiều người. Để giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã có trao đổi với các bác...Xem chi tiết
-
Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền?
Một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến hiệu quả điều trị bệnh giang mai đó là “chi phí điều trị bệnh giang mai”. Thực tế, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh giang mai nhưng lại không...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Gần đây không ít bệnh nhân gửi câu hỏi về cho chúng tôi thắc mắc: Bệnh giang mai có chữa khỏi được không? Để giúp người bệnh có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, dưới các chuyên gia...Xem chi tiết